SEO LÀ GÌ?

SEO (viết tắt của Search Engine Optimization) - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm mục đích nâng cao thứ hạng của một website hay trang web cụ thể lên vị trí TOP 10 trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (google, bing, yahoo, ask, msn, about…).

VAI TRÒ CỦA SEO

  Nhờ SEO mà website của doanh nghiệp có thể lên vị trí cao trong trang kết quả tìm kiếm với những từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm tăng lượt truy cập và cạnh tranh với đối thủ kinh doanh. Hầu hết người dùng truy cập Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày thường chỉ chú ý vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế nếu như website của doanh nghiệp  bạn được hiển thị ở trang kết quả tìm kiếm thứ hai thì khả năng khách hàng truy cập vào website của bạn là rất thấp và tất nhiên doanh nghiệp của bạn sẽ ít được biết đến.
 

CÁC LOẠI SEO

1.SEO văn bản: Là hình thức SEO phổ biến nhất theo đó khi người dùng truy cập vào Google Search sử dụng các từ khóa mong muốn, nếu các từ khóa mà người dùng sử dụng liên quan đến doanh nghiệp của bạn thì trang web của bạn sẽ được hiển thị ở trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Nên đây luôn là vị trí HOT nhất và nóng nhất trong Thế giới SEO, vì thường người dùng sẽ xem các kết quả trong trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm chứ ít khi xem đến các trang sau.




2.SEO Ảnh: Là hình thức khi người dùng truy cập vào Google Search sử dụng các từ khóa mong muốn và chọn tab “hình ảnh”. Nếu các từ khóa mà người dùng sử dụng liên quan đến doanh nghiệp của bạn thì tất cả các hình ảnh liên quan sẽ được hiển thị ở top 10 hoặc 20 của trang kết quả tìm kiếm đầu tiên.

3.SEO Video/ClipLà hình thức SEO trực tiếp Video trên Website hoặc dán tiếp trên các kênh mạng xã hội như Youtube. Theo đó khi người dùng truy cập vào Google Search sử dụng các từ khóa mong muốn, nếu các từ khóa mà người dùng sử dụng liên quan đến doanh nghiệp của bạn thì tất cả video liên quan sẽ xuất hiện trên tab Web hoặc tab Video của trang đầu tiên kết quả tìm kiếm.


4.SEO Map: Là hình thức SEO giúp người dùng tìm kiếm địa điểm thông qua Google Map theo từ khóa.


 

5.Một số hình thức SEO khác: Một số hình thức SEO khác cũng đang được người dùng sử dụng nhiều ngoài Google: Seo Bing, Seo Yahoo, SEO Facebook, SEO Cốc Cốc.






 QUY TRÌNH SEO


 
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa
 Từ khóa: Là những cụm từ hoặc câu mà người dùng gõ vào công cụ tìm kiếm khi muốn tìm kiếm một thông tin nào đó trên mạng Internet. Việc nghiên cứu từ khóa rất quan trọng đối với một chiến lược SEO. Cần xác định được từ khóa mà nhiều người tìm kiếm, sát với sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp,...
Tại sao phải nghiên cứu từ khóa?

  • Giúp xác định từ khóa chính, phụ.
  • Giúp xác định cấu trúc website phù hợp.
  • Giúp cho ta biết khách hàng đang quan tâm đến điều gì? Từ đó cung cấp các nội dung phù hợp cho khách hàng.
  • Giúp SEO đúng từ khóa, tăng lượng truy cập vào website, giúp bán đựợc nhiều hàng hơn.
  • Tránh việc tốn thời gian SEO những từ không có người tìm kiếm.

Để nghiên cứu từ khoá cần:

  • Dựa vào sản phẩm, dịch vụ, dựa vào đối thủ cạnh tranh, dựa vào kinh nghiệm, dựa vào phỏng vấn...
  • Sử dụng công cụ: Google Keyword Planner, Keyword Revealer, Fresh Key, Google Searchbox...

Lựa chọn từ khóa:

  • Chọn từ khóa có độ cạnh tranh thấp, có lượng tìm kiếm cao.
  • Chọn từ khóa có lượng tìm kiếm cao, độ cạnh tranh như nào cũng SEO.

Bước 2: Kiểm tra, phân tích trang web.
  Việc đánh giá chính website cần SEO sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về trang web, từ đó định hướng được các công việc cần thực hiện và lên kế hoạch SEO cho trang web đó.
Các yếu tố cần kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra về mức độ tối ưu hóa onpage (Sử dụng công cụ Seoquake).
- Kiểm tra nội dung trang web, cấu trúc liên kết nội bộ.
- Kiểm tra về hệ thống backlink (Sử dụng 2 công cụ open site explorer và ahrefs)
- Kiểm tra về tốc độ tải trang.
- Kiểm tra thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm (Sử dụng công cụ small seo tools)
- Kiểm tra về code, mã nguồn của trang.
- Kiểm tra các chỉ số về index, PR, DA, PA, tuổi đời tên miền…

Bước 3: Tối ưu onpage cho trang web.
Tối ưu hóa onpage là công việc giúp cho website trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Các công việc bao gồm:
- Tối ưu hóa các thẻ tiêu đề, mô tả.
- Tối ưu các thẻ Heading.
- Tối ưu hóa hình ảnh.
- Tối ưu hóa đường dẫn.
- Tối ưu tốc độ tải trang.
- Tạo sitemap cho website.
- Cấu hình Google author ship.
- Tạo file robots.txt.
- Cấu hình Geo meta tags, đưa doanh nghiệp lên bản đồ google để phục vụ 1 chiến dịch Seo Local.

Bước 4. Khai báo website.
Khai báo website bao gồm các công việc sau:
- Khai báo website lên Google.
- Khai báo website lên Bing.
- Cài đặt Google Analytics.
- Ping website.

Bước 5. Xây dựng nội dung cho website.
Nội dung là yếu tố quan trọng để xếp hạng trang web của Google. Công việc xây dựng nội dung bao gồm:
     - Biên tập nội dung bài viết: Để có được nội dung tốt cho Website của mình thì bài viết của   bạn phải độc đáo, cuốn hút người đọc, trong bài viết bạn nên có hình ảnh hoặc video minh họa để người sử dụng dễ hình dung và làm cho nội dung bài viết thêm sinh động.
    - Mật độ từ khóa (Density): Đây cũng là một trong những yếu tố khá quan trọng trong SEO Onpage. Mật độ từ khóa bạn muốn đẩy được bố trí một cách hợp lý theo tỷ lệ, vị trí trong bài viết sẽ có tác dụng rất tốt trong việc khai báo với Spider về mục tiêu bài viết bạn muốn hướng tới.

Bước 6. Xây dựng backlink
  Để quảng bá nội dung Website có thể sử dụng nhiều hình thức như đăng bài viết lên các diễn đàn, tham gia các Blog, trao đổi liên kết với các đơn vị khác, mua liên kết của các đơn vị khác, đăng thông tin trên các trang mạng xã hội...những liên kết này còn được gọi là Backlink. Backlink chính là những phiếu bầu giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được sự hữu ích và xếp hàng cho trang web của bạn.
Bước 7. Kiểm tra, theo dõi, đánh giá và duy trì công việc.
Kiểm tra, theo dõi trang web sẽ giúp bạn nắm được tiến độ của dự án SEO, các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục.
Các yếu tố cần theo dõi:
- Theo dõi thứ hạng của bộ từ khóa.
- Theo dõi số lượng người sử dụng truy cập vào website.
- Theo dõi nội dung các bài viết trên website.
- Theo dõi hệ thống backlink.
- Theo dõi các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện và khắc phục.

SEO ONPAGE LÀ GÌ?

  SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa nội dung website để cho thân thiện hơn với các Search Engine.
Một website tốt cần tối ưu cơ bản các vấn đề sau :
-Tối ưu tiêu đề (title)
-Tối ưu thẻ meta keywords
-Tối ưu thẻ meta description
-Cấu trúc URL thích hợp
-Định dạng văn bản (các thẻ h1, h2, h3)
-Tối ưu SEO Friendly ( Đường dẫn thân thiện )
-Tối ưu các thẻ ALT, dung lượng, trong hình ảnh
-Tối ưu mật độ từ khóa ( keywords density )
-Xây dựng sitemap cho website
-Tối ưu liên kết bên ngoài (External link)
-Tối ưu liên kết nội bộ (Internal link)
-Xác định quyền tác giả cho tất cả các trang
-Tốc độ load website phải nhanh

SEO OFFPAGE LÀ GÌ?

  SEO Offpage đề cập đến các vấn đề bên ngoài của website. Điều quan trọng của SEO Offpage nằm ở 3 yếu tố chính:
-Xây dựng liên kết (Link Building)
-Xã hội truyền thông (Social Media)
-Xã hội đánh dấu (Social bookmarking)